Nếu những vấn đề cơ bản của Triết học làm bạn quan tâm, bạn đã đọc nhiều câu trả lời và bạn chưa từng hài lòng thì tôi tin “Mặt trời tâm thức” của Osho sẽ mang lại câu trả lời cuối cùng. Với riêng tôi, 9 câu kinh ông đưa ra là câu trả lời cho những ai thực sự đi tìm.
Tôi xin ghi lại 9 câu kinh này, bởi vì đó là cách duy nhất. Đơn giản nó là vậy, không thể bình luận:
Câu kinh thứ nhất: Cuộc sống là năng lượng.
Câu kinh thứ 2: Có hai khía cạnh của năng lượng, khía cạnh thứ nhất là sự tồn tại và khía cạnh thứ hai là không tồn tại. Vũ trụ là có-không. Mọi tồn tại đều kèm theo không tồn tại cùng nó. Năng lượng trải rộng giữa hai cực đối ngẫu.
Câu kinh thứ 3: Tồn tại có hai hình thái: Ý thức và vô thức. Ý thức và vô thức chỉ là một của tồn tại - chúng là hai giới hạn cuối cùng của một tồn tại.
Câu kinh thứ 4: Trong vũ trụ không có gì là không liên quan với nhau. Năng lượng là hợp nhất. Ý thức không tách biệt với vô thức, vật chất không riêng biệt với ý thức, thể xác không riêng biệt với linh hồn, thượng đế không riêng biệt với tạo hóa. Con người là một với toàn bộ.
Câu kinh thứ 5: Những gì có trong nguyên tử thì cũng có trong toàn bộ; những gì có trong vi mô thì cũng có trong vĩ mô; những gì nhỏ nhất cũng có trong cái lớn nhất; những gì có trong giọt nước thì cũng có trong đại dương. Sự khác nhau chỉ là về định lượng, không phải định tính. Kém không có ý nghĩa gì mà hơn cũng không có bất kỳ ý nghĩa gì. Cả hai là vô nghĩa.
Câu kinh thứ 6: Không phải rằng tất cả những gì nhỏ bé xuất hiện là thụ động đón nhận, là ăn xin, và tất cả những gì to lớn xuất hiện là dâng tặng. Cho và nhận, ăn mày và hoàng đế có trong tất cả. Kẻ trống rỗng sẽ tràn đầy, những người tràn đầy sẽ trở nên trống rỗng.
Dâng hiến tự nó là nhận. Giọt nước tự dâng mình cho đại dương thì nó cũng trở thành đại dương.
Câu kinh thứ 7: Ý thức có hai khía cạnh: Tự ý thức và tự vô thức. Tự ý thức là nhận biết về bản thể mình, còn tự vô thức là không tự nhận biết về bản thể mình. Nếu con người trở nên tự ý thức một cách toàn bộ thì anh ta đạt tới thiền định, mọi góc tối đều tràn đầy ánh sáng.
Câu kinh thứ 8: Yoga bắt đầu từ tự ý thức và kết thúc trong sự tan rã của cái tôi.Trở nên tự ý thức là phương pháp, trở nên tự do khỏi cái tôi là mục đích. Trở nên tràn đầy ý thức đối với cái tôi là thiền định; cuối cùng chỉ còn tâm thức còn lại và cái tôi biến mất, đó là chứng ngộ.
Câu kinh thứ 9: Cái chết còn là năng lượng. Cái chết cũng là năng lượng. Không phải chỉ có sống mới là năng lượng, chết cũng là năng lượng. Không phải chỉ có sống là sống, chết cũng là sống. Cái chết cũng là linh thiêng. Con người biết cái chết như điều linh thiêng thì chứng ngộ. Chứng ngộ có nghĩa không có cái chết đối với con người như vậy. Chứng ngộ là cái chết ở nơi không có cái chết.
Những câu kinh này đã được Osho diễn giải từ Yoga.
Tùy bạn suy ngẫm. Osho nói chứng ngộ không phải là cái phải đạt được, nó là trạng thái tự nhiên. Chúng ta không thể trở về nó bằng cái mà chúng ta gọi là tri thức.
Mời bạn đón đọc!Thông tin chi tiết
- Tác giả: Osho
- Người dịch: Nguyễn Đình Hách
- Nhà xuất bản: NXB Văn hóa - Văn nghệ
- Nhà phát hành: Nhà sách Hoa Sen
- Mã sản phẩm: 9786046864080
- Khối lượng: 220.00 gam
- Định dạng: Bìa mềm
- Số trang: 171
- Ngày phát hành: 30/09/2020
- Kích thước: 14 x 20 cm
- Ngôn ngữ: Tiếng Việt