Giỏ hàng rỗng
Nhà thơ đi bộ và tuyển tập 16 cuốn truyện lịch sử VN
TT - Nhà thơ đó là Hoài Anh, một người cả đời không thể tự lái một chiếc xe dù là xe đạp, mà chỉ cuốc bộ. Lặng lẽ, bền bỉ, trong khoảng 50 năm cầm bút thì có hơn 30 năm Hoài Anh viết truyện lịch sử.
Với vốn Hán - Nôm và tiếng Pháp khá giỏi, cộng với việc có thể đọc thông thạo nhiều ngoại ngữ khác, Hoài Anh là một số trong ít nhà văn VN tinh thông sử Việt với sự chắc chắn cùng kiến văn rộng rãi.
Trong 16 cuốn truyện lịch sử VN (vừa được NXB Văn Học ấn hành, tháng 9-2006) thì có hai tập truyện, còn lại là các tập tiểu thuyết. Bắt đầu từ thời Hai Bà Trưng với tiểu thuyết Mê Linh tụ nghĩa, Hoài Anh đã tái hiện chân dung, thân phận những người phụ nữ những năm đầu thế kỷ thứ I của nước ta.
Viết chi tiết, sinh động, tái hiện không khí lịch sử cùng phong hóa dân tộc qua mỗi thời kỳ một cách tinh tế. Đó là thế mạnh của Hoài Anh thể hiện qua tiểu thuyết lịch sử. Tiếp theo Mê Linh tụ nghĩa là các tập sách: Tấm long bào, Như Nguyệt, Ngựa ông đã về, Đất Thang Mộc I, II, Lời thề lửa, Mưu sĩ của Quang Trung: Trần Văn Kỷ, Vua Minh Mạng, Chiến lũy Tháp Mười, Nguyễn Thông vọng mai đình.
Hoài Anh cho biết ông còn dăm cuốn tiểu thuyết lịch sử đang viết, chuẩn bị in. Những cuốn tiểu thuyết lịch sử sẽ là những tác phẩm cuối cùng trong đời văn của ông, mặc dù Hoài Anh luôn “thú nhận” thể loại ông thích nhất vẫn là thơ.
“Nhưng không sao cả, tiểu thuyết là thể loại có khả năng dung chứa tất cả: thơ ca, khảo cứu, phê bình, tiểu luận... Thêm nữa, tiểu thuyết chuyển tải tốt nhất cảm giác sống, những trăn trở nhân tình thế thái, mà càng sống lâu con người ta càng thấm...” - Hoài Anh tâm sự.
TT - Chưa từng viết văn nhưng bằng những chất liệu từ chính cuộc đời mình, cô gái bệnh nhân của xóm chạy thận nghèo của Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) đã viết cuốn tự truyện Khát vọng sống để yêu (NXB Công An Nhân Dân 2007) trong những ngày phải sống với căn bệnh thận giai đoạn cuối.
*
Hãy Đăng ký