Giỏ hàng rỗng
Báo Sông Hương do Phan Khôi làm chủ nhiệm ra đời ngày 1 - 8 - 1936 tại thành phố Huế với lời tuyên ngôn: “Một điều chúng tôi ao ước là hiện ở xứ ta hình như bà con đương khát khao một tờ báo chủ yếu về sự học vấn tri thức mà chưa có. Tờ Sông Hương này ra đời, hoặc có thể bù vào chỗ thiếu thốn ấy chăng!”.
Chỉ tồn tại 32 số, đến ngày 27 - 3 - 1937 thì đình bản, Sông Hương đã quy tụ nhiều cây bút tiểu biểu như Hoài Thanh, Lưu Trọng Lư, Vũ Ngọc Phan, Trần Thanh Mại, Khái Hưng, Nhất Linh, Đào Trinh Nhất, cho trình làng các tác phẩm Làm đĩ của Vũ Trọng Phụng, Tiếng võng đưa của Thúy Na và Lê Tràng Kiều, Đi học đi thi của Hàn Thế Du... cùng nhiều bài viết xuất sắc về văn học, văn hoá, lịch sử nước nhà.
Hiện nay, tại Thư viện Quốc gia Việt Nam chỉ còn một bộ duy nhất bản nộp lưu chiểu của báo Sông Hương; hơn 80 năm trôi qua, bộ sưu tập này đang bị hỏng nặng, giấy giòn dễ gẫy, mủn, nhiều trang bị rách và mất chữ. Trước tình hình đó, trung tâm văn hoá ngôn ngữ Đông Tây nhận trách nhiệm tổ chứ xuất bản thành sách bộ ấn phẩm này, góp phần bảo tồn tờ báo đã có đóng góp không nhỏ vào một giai đoạn văn hoá của đất nước, giúp bạn đọc rộng rãi có được bộ tư liệu quý để nghiên cứu lịch sử văn hoá, lịch sử báo chí Việt Nam.
Mời bạn đón đọc.
Toàn tập 32 số báo Sông Hương ra từ ngày 1-8-1931 đến 27-3-1932 vừa được NXB Lao Ðộng và Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Ðông Tây tập hợp lại in thành tập với cấu trúc trang báo hai cột, cơ cấu bài viết và trang mục như nguyên bản, khổ 19x27, dày hơn 700 trang.
Toàn tập 32 số báo Sông Hương ra từ ngày 1-8-1931 đến 27-3-1932 vừa được NXB Lao Ðộng và Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Ðông Tây tập hợp lại in thành tập với cấu trúc trang báo hai cột, cơ cấu bài viết và trang mục như nguyên bản, khổ 19x27, dày hơn 700 trang.
Ðây là tuần báo do nhà văn Phan Khôi chủ nhiệm, tòa soạn đặt tại Huế, đề xướng học vấn và tri thức. Chính trên tuần báo Sông Hương này, truyện ngắn Làm đĩ của Vũ Trọng Phụng đã đăng dài kỳ bắt đầu từ số 2 và trở nên nổi tiếng trên văn đàn VN. Tuần báo còn quy tụ được các cây bút quan trọng như: Hoàng Xuân Hãn, Trần Thanh Mại, Ðào Trinh Nhất, Hoài Thanh, Vũ Ngọc Phan... với những bài viết có giá trị cả về mặt văn chương nghệ thuật và khảo cứu học thuật.
Việc tập hợp và tái bản Sông Hương theo đúng khuôn khổ tờ báo cũ là nguồn tài liệu cần thiết cho những người nghiên cứu và tìm hiểu về một giai đoạn học phong của nước nhà, gắn liền với hành trạng của nhà văn Phan Khôi.
Lam Điền
(Nguồn: Báo Tuổi trẻ)
CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ MÊ KÔNG COM
Địa chỉ: 292A Hòa Bình, Phường Hiệp Tân, Quận Tân Phú, Tp. Hồ Chí Minh
MST: 0303615027 do Sở Kế Hoạch Và Đầu Tư Tp.HCM cấp ngày 10/03/2011
Tel: 028.73008182 - Fax: 028.39733234 - Email: hotro@vinabook.com
Hãy Đăng ký