TỔNG TIỀN: | 0₫ |
Xem giỏ hàng | Thanh toán |
Sở dĩ Lương Vũ đế bị Sơ tổ trách, vì Đế đã đứng trên cương vị một hoàng đế giỏi, hiểu Phật pháp, làm được rất nhiều việc thiện, chứ không phải ở vị trí một hành giả cầu đạo chân thật mà hỏi câu ấy. Ngữ khí của câu hỏi mang hơi hám tự thị, chấp chặt, cho mình là bậc nhất. Tổ muốn Đế không sống mãi với những việc đã làm, mà phải lìa bỏ, hướng đến chí đạo, nên mới trả lời như thế. Một câu chưa thấm, Đế lại hỏi: “Thánh đế đệ nhất nghĩa là gì?”. Tổ lại thêm một câu: “Rỗng không, không có gì gọi là thánh”. Không công đức, lại không có Thánh, thật đã làm cho Đế mờ mịt. Lâu nay Vũ đế sống với cái có ấy, nào là có công đức, có Thánh vị để chứng, có thánh nghĩa để ngộ, có thánh cảnh để dạo chơi… Tổ muốn Đế vượt qua những quan niệm ấy để đạt đến chỗ rốt ráo, nên trả lời như thế. Đến đây mà Đế vẫn chưa tỏ ngộ, cũng chẳng khởi nghi tình thì Tổ cũng hết thuốc, bèn lên Thiếu Thất ngồi quay mặt vào vách chín năm.
Thật ra, Tổ không xem thường những pháp thiện này, ngài chỉ phá chấp cho Vũ đế. Bởi tự thân pháp thiện không thuộc hữu lậu hay vô lậu, hữu hay vô đều do tâm người hành thiện mà thôi. Như một việc giảng kinh thuyết pháp, Vũ đế thực hiện thì được công đức hữu lậu, nếu Sơ tổ làm thì vô lậu. Như độ tăng, Vũ đế làm thì hữu lậu, Sơ tổ độ thì vô lậu. Tóm lại, khi chưa “Đại tử nhất phiên” thì tất cả những việc làm đều hữu lậu, cho nên cần phải mượn tâm hành hữu lậu để đạt đến vô tâm vô lậu. Hơn nữa, biết Vũ đế ở đời này đã đạt được nền tảng thiện nghiệp vững chắc từ những Phật sự trên, nên Tổ muốn Vũ đế từ nền tảng này mà vượt lên, bước vào cõi chơn không, cho nên mới nói Không.
Nếu nhất tâm vì đạo, vì người thực hiện những việc thiện như: giảng kinh, thuyết pháp, bố thí cúng dường, in ấn kinh điển, xây chùa tạo tượng… sẽ được vô lượng phước báu, cũng là tạo nền tảng để mau đạt đến giải thoát. Bởi nếu tạo ác thì tâm luôn bất an, tâm đã bất an thì mọi sự không thành; hành thiện vì đạo, vì người thì tâm luôn an vui, tâm đã an vui thì làm việc gì cũng dễ thành tựu, cho đến tu đạo xuất thế cũng vậy. Nếu Bồ-tát không hoàn thành những pháp thiện: bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ thì nhất định không thể đạt đến quả Phật. Nếu phàm phu không thực hiện các điều thiện: không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu, hoặc không thật tu mười điều thiện thì không thể có được an lạc đời này và đời sau.
Ngày nay, trong thời Mạt pháp, xã hội lại cực kì loạn động, bất an. Khắp nơi, nào là chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh, đói nghèo, tất cả đều nguy hại đến thân. Trong Phật pháp, thân người rất quí, là kết quả của việc giữ gìn năm giới, mười giới, là chỗ nương để tu tập giải thoát. Nhưng hiện nay, thế gian này không quí mạng người, xem nhẹ hiếu nghĩa, chỉ cần một lời cải cọ, một va chạm nhỏ, một chút lợi trước mắt, một sự ham muốn nhất thời cũng đều có thể gây ra nghiệp ác. Vì sao? Vì tất cả không hiểu, không tin nhân quả nhiều đời, đã không tin không hiểu nhân quả nhiều đời thì không thích việc thiện sợ điều ác, không thích thiện sợ ác thì không việc ác nào mà không làm, không việc thiện nào mà không chối bỏ. Trong gia đình có người bất thiện thì gia đình không an vui hạnh phúc, trong xóm thôn có người bất thiện thì xóm thôn ấy bất an, trong một quốc gia có nhiều người bất thiện thì quốc gia ấy sẽ không thái bình, thịnh vượng. Như vậy phải từ con người mà xây dựng nền tảng chí thiện cho xã hội, cho quốc gia. Hễ con người thuần thiện thì gia đình cho đến quốc gia, rộng hơn là thế giới sẽ tốt đẹp.
Nếu chúng ta, mỗi mỗi người thực hiện pháp thiện hữu lậu, tức luôn luôn tác ý thiện, nói lời thiện, làm việc thiện. Cứ như thế, không gián đoạn, thì đến một lúc nào đó, thiện này sẽ trở thành tập tánh, giống như đói ăn khát uống vậy. Bấy giờ tâm không nghĩ thiện mà thân vẫn làm thiện, miệng vẫn nói lời thiện. Mọi việc làm và lời nói đều hợp với thiện, đều vì lợi ích của tất cả mọi người. Như thế há chẳng trở thành bậc Hiền thánh sao?
Những gì mà Phật giáo cho là thiện, cho là bất thiện? Hành thiện như thế nào đúng pháp? Hành thiện thì đời này, đời sau được những gì, gây ác thì đời này, đời sau chuốc hoạ gì? CHƯ KINH YẾU TẬP sẽ giải đáp cho chúng ta thấu đáo vấn đề này.
CHƯ KINH YẾU TẬP hay THIỆN ÁC NGHIỆP BÁO LUẬN, một tác phẩm của ngài Đạo Thế. Ngài đã tuyển chọn những đoạn Kinh, Luật, Luận, Truyện kí… thiết yếu liên quan đến thiện ác nghiệp báo ba đời rồi thêm lời bình mà thành bộ sách này. Để cho người đọc dễ nắm bắt được nội dung trước khi xem đọc, ban Dịch thuật chọn bốn chữ THIỆN ÁC NGHIỆP BÁO làm đề mục cho dịch phẩm.
Tạm cho đây là một dịch phẩm lớn, chứa đựng nhiều thể loại: văn tựa, luận nghị, thi kệ, tán tụng, truyện kí… với sự tham gia của nhiều thành viên ban dịch thuật, nên về mặt nhất quán ngôn từ, nhất quán cách hành văn, giọng văn, chất văn hẳn không được hoàn toàn như ý, dù đã mời nhiều người và nhiều lần xem đọc trước khi cho in ấn lưu hành. Kính xin người đọc hoan hỉ chỉ chánh cho.
Chúng tôi cũng xin cảm niệm công đức của Đài Trung liên xã, đạo tràng Niệm Phật Tùy Duyên, nhóm bảo trợ dịch thuật Pháp Loa, Phật tử Thiện Ân, Phật tử Phương Tú và nhất là cố Phật tử Hoàng Mạnh Hùng pháp danh Thiện Chí đã trợ duyên dịch thuật, in ấn lưu truyền tác phẩm này.
Xin hồi hướng công đức này đến tất cả chúng sanh, giúp hiện đời tịnh hoá thân tâm, hành thiện an vui, lâm chung tuỳ ý sanh về quốc độ hữu duyên giáo hoá hữu tình đồng thành Phật đạo.
Từ Nghiêm ngày 19 tháng 3 năm Kỉ Sửu (13/04/2009)
- Nguyên Chơn kính ghi
- Dẫn :
Mỗi ý nghĩ, hành động, lời nói của chúng ta đều gây ra nghiệp lành, dữ và nghiệp ấy sẽ tạo ra quả báo cho hiện tại hay tương lai.
Nghiệp dẫn chúng sanh trong luân hồi, nghiệp tạo cho con người có những hoàn cảnh khác nhau: Kẻ giàu, người nghèo, kẻ sang, người hèn... cho nên hiểu được thiện ác, nghiệp báo chúng ta sẽ củng cố được niềm tin của mình vững chắc hơn, nhờ đó việc tu học để giải thoát càng thêm tinh tấn.
II.- Ðịnh nghĩa Thiện Ác Nghiệp Báo :
Thiện : Có nghĩa là lành, là tốt, là việc phải, hợp lý có lợi cho mình và cho người ở hiện tại cũng như tương lai.
Ác : Có nghĩa là dữ, là xấu, là việc quấy, trái lý có hại cho mình và cho người ở hiện tại cũng như tương lai.
Nghiệp : Là những tạo tác ở ý nghĩ, hành động, lời nói gây ra hậu quả cho tự thân và hoàn cảnh trong tương lai.
Báo : Là quả báo, là kết quả do nghiệp đã tạo ra.
Vậy Thiện Ác Nghiệp Báo là kết quả báo ứng những việc lành, việc dữ do tự thân mình gây ra và mình phải gánh chịu với hoàn cảnh chung quanh. Nghĩa là người làm việc lành sẽ hưởng quả lành, làm việc ác sẽ chịu quả ác; ví như trồng đậu, được đậu, trồng ớt được ớt vậy.
III.- Nghĩa của Thiện, Ác : Nghĩa của thiện ác không rõ ràng, nó thay đổi tùy nơi, tùy chỗ, tùy hoàn cảnh cho nên chúng ta cần hiểu cho được rõ ràng.
A) Thiện Ác theo thế gian :
1) Thiện ác theo phong tục : Chẳng hạn như trong gia đình có giỗ ông bà, cha mẹ người ta quan niệm phải giết hại heo, gà, vịt để nấu nướng cúng mâm to, cỗ đầy, thết tiệc đãi khách linh đình, người ta cho rằng làm như vậy là con cháu có HIẾU. Tây phương không cúng kiếng người chết. Ở Phi Châu có bộ lạc, theo phong tục cha mẹ già chết, con cháu lấy thịt cha mẹ ăn là thương mến cha mẹ, là việc làm tốt, việc làm nầy chúng ta sẽ lên án gắt gao, chẳng những bất hiếu mà còn vô nhân đạo, kém văn minh. Cho nên theo phong tục cùng một việc làm mà nơi cho nên nơi cho không nên, nơi cho là tốt, nơi cho là xấu.
2) Thiện ác theo luật pháp : Luật pháp đặt ra luật cũng thay đổi tùy theo quốc gia, nhằm mục đích làm cho quốc gia ấy được an ninh, bờ cõi được bảo vệ. Có nên có khi luật lệ đặt ra có lợI cho nước mình thì sẽ có hại cho nước khác, làm cho được an ninh, bảo vệ chế độ chánh trị của kẻ cầm quyền thì có hại cho những người khác. Cho nên thiệc ác theo luật pháp chưa hẳn hoàn toàn đúng.
3) Thiện ác theo thần quyền : Nhiều người tin tưởng, thờ phụng một vị thần, cho rằng vị ấy sáng tạo ra vũ trụ, hoặc cai quản con người, hoặc có quyền ban phúc giáng họa, phải làm theo lời vị ấy dạy bảo là đúng, giết hại sinh vật để cúng kiếng vị ấy là phải ...trong khi ở Ấn độ, có đạo người ta không dám đụng tới con bò, đừng nói đến giết hại nó. Cho nên thiện ác theo đạo giáo cũng chỉ là tương đối mà thôi.
B) Thiện ác theo đạo Phật : Theo đạo Phật, thiện là những việc hợp với lẽ phải, có lợi cho mình và cho người ở hiện tại cũng như trong tương lai, ác là những việc trái với lẽ phải, có hại cho mình và cho người ở hiện tại cũng như trong tương lai. Theo thế gian pháp và xuất thế gian pháp có thể chia thành ba loại : Hữu lậu thiện, hữu lậu ác và vô lậu thiện.
1) Hữu lậu thiện : Những việc làm lành, khi làm còn để tâm mong cầu, cho nên còn phải ở trong luân hồi để hưởng quả báo lành, không được giải thoát. Hữu lậu thiện có hai loại : Một là Chỉ thiện tức là dừng nghỉ, không làm việc ác như không làm Năm điều trái nghịch: Giết cha, giết mẹ, giết các vị A-la-hán, phá hòa hiệp Tăng, làm chảy máu thân Phật, và không làm 10 điều ác: Sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, nói hai chiều, nói lời độc ác, nói thêu dệt, tham, sân, si. Hai là Tác thiện nhĩa là làm mười điều lành: Phóng sanh, bố thí, tịnh hạnh, nói lời chân thật, nói lời phân giải, nói lời dịu ngọt, nói lời ngay thẳng, từ bi, nhẫn nhục, suy nghĩ chánh lý.
2) Hữu lậu ác : Là những việc ác, khiến cho người ta phải chịu quả báo trong lục đạo. Việc ác tuy nhiều nhưng có thể tóm gọn trong 5 tội trái nghịch và mười điều ác nêu trên.
3)Vô lậu thiện : Là những việc thiện mà người làm không có chủ tâm, không mong cầu nên không có quả báo trong lục đạo, khỏi chịu luân hồi, đây là những việc làm của hàng Bồ Tát hay Phật, như trong Kinh Kim Cang Phật dạy: Tu Bồ Ðề ! Các vị Ðại Bồ Tát phải độ tất cả các loại chúng sanh đều được nhập Niết Bàn. Bồ Tát tuy độ vô lượng vô số chúng sanh như vậy, nhưng không thấy có chúng sanh nào được độ. Tại sao vậy ? Nếu Bồ Tát còn thấy có mình độ và chúng sanh được độ, tức là Bồ Tát còn chấp bốn tướng ( tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng sanh, tướng thọ giả ) thì không phải là Bồ Tát. Chúng ta nhớ rằng, vua Lương Võ Ðế, thâm tín đạo Phật, từng đăng đàn thuyết pháp, vậy mà khi gặp sơ tổ Bồ Ðề Ðạt Ma ông hỏi : - Một đời trẫm cất chùa độ, sãi, bố thí, làm chay có công đức gì không ? Sơ tổ trả lời : ‘ không ‘ , bởi vì vua là người đã có nhiều phước báo rồi, nay cần làm những việc vô lậu thiện, làm mà không mong cầu, không nghĩ đến mình có làm, không nghĩ đến kết quả công việc mình đã làm; còn hỏi đến tức là còn nhớ tới, còn nghĩ về kết quả, chưa phải là việc làm của Bồ tát hạnh.
Thông tin chi tiết
- Tác giả: Pháp Sư Đạo Thế
- Nhà xuất bản: NXB Hồng Đức
- Nhà phát hành: Cửu Đức
- Mã sản phẩm: 9786043025316
- Khối lượng: 2300.00 gam
- Ngôn ngữ: Tiếng Việt
- Định dạng: Bìa cứng
- Kích thước: 16 x 24 cm
- Ngày phát hành: 30/11/2019
Sản phẩm nổi bật
Tập Văn Họa Kỷ Niệm Nguyễn Du (Bản giấy dó)
900,000₫
1,000,000₫
Mùa Gặt Mới - Số 2
2,250,000₫
2,500,000₫
Mùa Gặt Mới - Số 1
2,250,000₫
2,500,000₫
Đường Vào Tình Sử (Bản Đặc Biệt)
720,000₫
800,000₫
Nghệ Thuật Trang Trí Bắc Kỳ - Bìa giả da
495,000₫
550,000₫
Sản phẩm liên quan
"Của Tớ, Của Tớ, Của Tớ" Nhím Nói Chẳng Chần Chờ
89,100₫
99,000₫
"Netflix Sẽ Không Bao Giờ Thành Công Đâu!"
229,500₫
255,000₫