Chúng
ta đang sống giữa cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 với vô số cơ hội và thách thức.
Các doanh nghiệp buộc phải tiến hành chuyển đổi số để sống sót trong cuộc cạnh
tranh. Ngoài ra, họ còn phải đối mặt với những thử thách mới liên quan đến văn
hóa doanh nghiệp khi các thế hệ trẻ trưởng thành trong thời đại kỹ thuật số bước
chân vào chốn công sở. Những nhân viên trẻ này có những kỳ vọng rất khác về các
nhà quản lý, lãnh đạo cũng như về môi trường làm việc. Họ muốn được phát triển
bản thân, được thỏa sức sáng tạo, nhưng quan trọng hơn, họ muốn chắc chắn rằng
mình có thể đặt niềm tin vào cấp quản lý và lãnh đạo.
Trong
doanh nghiệp, nhân viên ở mọi cấp bậc đều lo lắng về sự thay đổi nhanh chóng của
công nghệ thông tin và truyền thông (ICT). Họ phải học cách thích nghi với các
công nghệ mới cùng những ứng dụng của chúng trong phương pháp làm việc. Nhân
viên nhận thức được rằng cuộc chuyển đổi số vừa mang đến cho doanh nghiệp nhiều
tiềm năng phát triển, vừa có thể gây ra sự xáo trộn đáng lo ngại. Hơn bao giờ hết,
các nhà quản lý và lãnh đạo phải là kim chỉ nam dẫn dắt nhân viên qua cơn bão của
sự thay đổi.
Để
đáp ứng được nhu cầu và kỳ vọng của nhân viên cũng như xây dựng nền văn hóa
doanh nghiệp vững mạnh giữa kỷ nguyên số, các nhà lãnh đạo, quản lý cần lan tỏa
sự thiện chí trong mọi cấp bậc của doanh nghiệp. Thiện chí tức là chân thành
quan tâm đến người khác, mong họ được an vui và hạnh phúc. Do đó, nhà quản lý
có thiện chí phải luôn hướng tới mục tiêu cuối cùng: đem lại hạnh phúc cho nhân
viên.
Tuy
nhiên, trên thực tế, chúng ta vẫn bắt gặp những phong cách quản lý không những
không tạo được động lực cho nhân viên và nâng cao hiệu quả làm việc, mà còn khiến
những hành vi xấu lan rộng trong doanh nghiệp. Đó là những nhà quản lý vị kỷ
luôn tìm cách mưu lợi cho bản thân mình bất chấp việc gây ra hệ quả tiêu cực
cho nhân viên và công ty. Các nhà lãnh đạo, quản lý phải làm gương cho cấp dưới.
Nếu tấm gương không sáng thì nền văn hóa doanh nghiệp khó có thể vững mạnh.
Vậy
phải làm gì để thay đổi hiện trạng này? Câu trả lời nằm trong bộ sách gồm hai
cuốn có tựa đề: Quản lý bằng thiện chí. Trong cuốn thứ nhất, các tác giả đưa ra
định nghĩa về sự thiện chí cùng các nguyên
tắc để xây dựng nền văn hóa thiện chí trong doanh nghiệp. Họ cũng chỉ ra rằng
những sai lầm trong công tác quản lý và xây dựng cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp
đã tạo điều kiện cho các hành vi xấu phát triển. Trong cuốn thứ hai, các tác giả
giới thiệu những phương pháp thực hành
hiệu quả để giúp nhà quản lý phát triển nền văn hóa thiện chí trong doanh nghiệp.
Bài
học quan trọng rút ra từ bộ sách này là: các nhà lãnh đạo, quản lý cần gương mẫu,
nói đi đôi với làm để tạo được niềm tin nơi nhân viên và lan truyền sự tử tế,
thiện chí trong doanh nghiệp. Bởi đó không phải một lựa chọn mà là điều kiện
tiên quyết để thành công.
Mời bạn đón đọc.Thông tin chi tiết
- Tác giả: Nhiều tác giả
- Người dịch: Bảo Ân
- Nhà xuất bản: NXB Công Thương
- Nhà phát hành: Thái Hà
- Mã sản phẩm: 8935280906532
- Khối lượng: 275.00 gam
- Ngôn ngữ: Tiếng Việt
- Định dạng: Bìa mềm
- Kích thước: 13 x 20.5 cm
- Ngày phát hành: 22/09/2020
- Số trang: 244