Loading...
  • Miễn phí giao hàng
     
    Miễn phí giao hàng toàn quốc cho Đơn hàng từ 250.000đ.
  • 80.000 tựa sách
     
    Với hơn 80,000 đầu sách trong mọi lĩnh vực (và tiếp tục tăng mỗi ngày), Vinabook.com tự hào là nhà sách trên mạng có số lượng đầu sách lớn nhất Việt Nam, bạn có thể tìm được bất kỳ quyển sách nào cho mọi nhu cầu đọc sách của bạn.
  • Vinabook Reader
     
    Hơn 10,000 tựa sách và tạp chí trong thư viện sách khổng lồ của Vinabook Reader mọi lúc mọi nơi chỉ từ 825đ/ngày
  • Hỗ trợ trực tuyến
  • Hotline: 1900 6401
     
    Tổng đài chăm sóc và Hỗ trợ Khách hàng hoạt động suốt 6 ngày trong tuần
    Thứ 2 - 6: hoạt động từ 8:00 - 17:00
    T7 - Chủ nhật: Quý khách vui lòng để lại tin nhắn qua email hotro@vinabook.com Chúng tôi sẽ xử lý email sớm nhất giúp quý khách.
  • Nước Đỏ

Nước Đỏ

Tác giả:
Người dịch: Đặng Anh Đào
NXB Phụ Nữ
Nhã Nam
Thế hệ trẻ ở ta ngày nay vẫn còn được soi rọi bởi ánh hào quang của cuộc kháng chiến cứu nước chống thực dân Pháp 1946-1954. Cuốn tiểu thuyết Nước đỏ lại là một phản quang của cuộc chiến ấy, nhìn từ phía một người con gái ở bên kia chiến ... Xem thêm
 
Thông tin kèm theo
  • Có dịch vụ bọc sách plastic cao cấp cho sách này (Chi tiết)
  • Miễn phí giao hàng toàn quốc cho Đơn hàng từ 250.000đ (Áp dụng từ 1/2/2015. Xem chi tiết »)
Thông tin thanh toán
Giá bìa 27.000   

Giá bán

23.000 

Tiết kiệm
4.000  (15%)
Chất lượng sách
Loại A
(?)
Tạm hết hàng

Nước Đỏ

Thế hệ trẻ ở ta ngày nay vẫn còn được soi rọi bởi ánh hào quang của cuộc kháng chiến cứu nước chống thực dân Pháp 1946-1954. Cuốn tiểu thuyết Nước đỏ lại là một phản quang của cuộc chiến ấy, nhìn từ phía một người con gái ở bên kia chiến tuyến – nhân vật chính của câu chuyện. Tuy vậy, nhà báo Jean-rémi Barland vẫn nhận thấy: “sử dụng một lối kể chuyện từ phía “chúng ta”, Pascale Roze đã tố cáo đường lối chính trị của pháp ở thời kỳ ấy, qua giọng nói của các nhân vật chính.”

Tiểu thuyết của Pascale Roze dồn nén nhiều sự kiện, với một cốt truyện khá ly kỳ dựa trên lịch sử của một thời kỳ đặc biệt, đồng thời, nó cũng thể hiện nét đặc sắc từng in dấu ở một cuốn tiểu thuyết đầu tay của bà trước đó, giải Goncourt 1996. Nước đỏ là một bản nghiên cứu một ca tâm lý đặc biệt, có thể nói là một trường hợp mang “hội chứng Việt Nam” trước cả các cựu chiến binh Mỹ của cuộc chiến sau này.

Cuốn sách có lúc như một chuỗi đọc thoại của người kể chuyện, đặc biệt tập trung vào thời thanh niên của nữ nhân vật chính, khi mới chân ướt chân ráo đặt chân lên mảnh đất miền Nam Việt Nam sau năm 1946. Ở đây, ta gặp lại những đại danh quen thuộc như Cảng Nhà Rồng, Bảy Núi, Đồng Tháp Mười… khoác ngoài bằng những tên gọi của thời thực dân. Nhưng điều quan trọng hơn là góc độ nhìn đã khiến cho ngôn ngữ, lối nói có một sắc thái độc đáo. Lặp lại những bài học “khai tâm” của thực dân cho đội quân viễn chinh Pháp thời ấy, dần dà, trong ngữ cảnh đối lập với thực tế, dẫu nữ nhân vật không hề có ý thức, lời lẽ của cô lại hàm ẩn một ý mỉa mai, giống như giọng văn nhại. Cuốn chuyện kể lại một quá trình biến chuyển của ý thức, có lúc đứt đoạn (thời trung niên), nhưng điều này càng khiến sự rọi sáng tập trung vào những ám ảnh của quá khứ và sự bừng tỉnh của lương tri, mà từ con mắt bên ngoài nhìn vào, người ta tưởng là một “ca” thác loạn của tâm thần.

Với sự tinh tế và nhạy cảm, Pascale Roze đã phác nên bức chân dung của Laurence Bertilleux, một thiếu nữ hai muơi lăm tuổi đến sống tại Đông Dương thời kỳ đấu chiến tranh. Với nuớc đỏ, tác giả hé mở một cuốn tiểu thuyết trải nghiệm đẹp và chậm rãi, chia sẻ những suy ngẫm về quá khứ và bổn phận của ký ức.

“… Tới vũng tào, cô lên một tàu chuyên chở quân để ngược dòng sông Sài Gòn. Họ đi vào các vùng đất, họ đã chạm tới đích. Phía trước con tàu, như một kẻ chinh phục, cô dõi nhìn cảnh vật, một cảnh vật tầm thường, rất tẻ nhạt, các vạt rừng ngập mặn toàn là những cây đước, rồi đến những cánh đồng bất tận nơi dân Anamít đang lao lực, dưới những chiếc nón nhọn, và những con trâu xám gầy guộc. Con sông không ngừng trải ra tới vô tận những khúc uốn lượn, các tháp chuông biến mất rồi xuất hiện trở lại. Cuối cùng đã cập bến Nhà Rồng. Một đội kèn nhà binh chào đón họ, làm rung động mọi trái tim. Những thứ xộc thẳng vào ô trước cả khi chạm đất liền, đó là cái mùi. Mùi của Sài Gòn, thứ hỗn hợp nằng nặng của bùn, đường, các thứ gia vị, nước mắm…”

- “Cuốn tiểu thuyết hay và trang trọng, phong phú và bi đát, dâng hiến cho những nạn nhân của những cuộc chiến vũ trang từng nhuốm đỏ máu một dòng sông trên thế giới” – Jean-Rémi Barland, Lire.

- “Dưới cái nhìn của Pascale Roze, quá khứ được giấu kín trong ký ức của chúng ta, đã tàn lụi giờ lại cháy lên. Tro tàn của các cuộc chiến vẫn cháy. Những từ ngữ đã khơi dậy chúng cũng chính là những từ ngữ xoa dịu chúng” – Michèle Gazier, Télérama

- “Pacale Roze đã viết nên một cuốn sách rất đẹp về sự trung thực. Bà đã làm được điều đó khi kể một câu chuyện diễn ra trước thời của bà, giống như đó là những câu chuyện của ngày hôm kia, đưa vào đó một trong những bí ẩn lạ lùng nhất và cảm động nhất của văn học” – Grancois Surean, Le Figaro.

Mời bạn đón đọc.

 

 

Thông tin chi tiết

  • Tác giả: Pascale Roze
  • Người dịch: Đặng Anh Đào
  • Nhà xuất bản: NXB Phụ Nữ
  • Nhà phát hành: Nhã Nam
  • Mã Sản phẩm: 8936024911874
  • Khối lượng: 190.00 gam
  • Định dạng: Bìa mềm
  • Kích thước: 12x20 cm
  • Ngày phát hành: 2008
  • Số trang: 171
 
Nhận xét từ khách hàng
Bởi 20/11/2014 11:16:46
Phải đọc đến lần thứ 3, tôi mới gom nhặt được chút ít những gì cần thiết từ cuốn sách này. Thật sự, đây không phải 1 cuốn sách hay và bổ ích. Theo tôi, nó chỉ là 1 câu chuyện nhỏ với những phân tích và miêu tả không lấy gì làm đặc sắc. Sở dĩ được in ấn và phát hành tại Việt Nam vì có 3 nguyên nhân: 1. Tác giả là 1 nữ tiểu thuyết gia sinh tại Sài Gòn và từng được giải Goncourt. 2. Câu chuyện lấy bối cảnh chính tại Việt Nam. 3. Tác phẩm được hỗ trợ xuất bản bởi Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam. Nhân vật chính là Laurence, một cô gái luôn tự ti vì bộ ngực quá khổ của mình. Tốt nghiệp ngành Tâm lý học, cô xin việc và được nhận vào bộ phận Tâm lý kỹ thuật của Quân đội Pháp vào năm 1947. Sau đó cô xung phong đi Đông Dương. Vào ngày cuối tháng Giêng năm 1948, Laurence lên tàu xuyên Đại Tây Dương đến Việt Nam. Và câu chuyện chỉ thực sự đẩy lên kịch tính bởi một sự cố khi Laurence làm Đội trưởng 1 đội chiếu phim lưu động đi khắp các vùng nằm trong sự kiểm soát của quân đội Pháp tại đồng bằng Sông Cửu Long. Một giúp việc người Khơ me không kiềm chế được dục vọng và sự tò mò đối với một cô gái nước ngoài khi tình cờ phát hiện Laurence tắm. May mắn cho Laurence là cô đã kịp phản ứng để mọi việc không đi quá xa. Nhưng bi kịch đã xảy ra đối với người giúp việc lầm lỗi ấy, anh bị xử tử. Đến đây thì câu chuyện gần như kết thúc với những diễn biến tầm thường như: Laurence giải ngũ, về nước, lấy chồng, rồi khi về già, bất ngờ những kí ức và ám ảnh về cái chết của người giúp việc năm xưa trỗi dậy khi Laurence gặp lại vài đồng đội cũ trong đám tang 1 người quen. Sau khi xem một phóng sự về người H’Mông Đông Dương bị bỏ quên ở Guyane thuộc Pháp, Laurence quyết định mua 1 vé để đến Guyane với dự định sẽ ở luôn, không về nhà nữa. Nhưng dự định không thành, bà vẫn chưa lên được chuyến bay mong muốn. Câu chuyện kết thúc lửng lơ như không có kết thúc, như một dấu chấm hỏi cho ý nghĩa cuộc chiến của Pháp ở Đông Dương! Bỏ qua nội dung chính của câu chuyện, tôi tìm được một vài chi tiết nhỏ nhặt, mặc dù không thể lấy làm sử liệu (vì đây chỉ là một câu chuyện hư cấu), nhưng như là 1 niềm an ủi khi tìm được gì đấy từ một quyển sách đã mua. Ví như chi tiết về cơ quan tình báo Pháp, ngay từ rất sớm, đã nghiên cứu làm giả các truyền đơn của Việt Minh nhằm làm dân chúng hoang mang và mất lòng tin vào Việt Minh (trang 74). Hoặc chi tiết về 1 cộng đồng người H’Mông ở miền Bắc Việt Nam từng cộng tác với Pháp đã được chuyển đến Guyane (một vùng đất thuộc Pháp ở bắc Nam Mỹ) và bị lãng quên (trang 157), … Và còn gì nữa, các bạn hãy khám phá và tự tìm lấy những thông tin có ích cho chính mình nếu đã mua cuốn sách này.
Xem thêm
 
Đánh giá trung bình
(1 người đã đánh giá)
2.0
  • 5
    0
  • 4
    0
  • 3
    0
  • 2
    1
  • 1
    0
Đăng nhập để gửi nhận xét của Bạn Đăng nhập
Bình luận từ facebook ()