Loading...
  • Miễn phí giao hàng
     
    Miễn phí giao hàng toàn quốc cho Đơn hàng từ 250.000đ.
  • 80.000 tựa sách
     
    Với hơn 80,000 đầu sách trong mọi lĩnh vực (và tiếp tục tăng mỗi ngày), Vinabook.com tự hào là nhà sách trên mạng có số lượng đầu sách lớn nhất Việt Nam, bạn có thể tìm được bất kỳ quyển sách nào cho mọi nhu cầu đọc sách của bạn.
  • Vinabook Reader
     
    Hơn 10,000 tựa sách và tạp chí trong thư viện sách khổng lồ của Vinabook Reader mọi lúc mọi nơi chỉ từ 825đ/ngày
  • Hỗ trợ trực tuyến
  • Hotline: 1900 6401
     
    Tổng đài chăm sóc và Hỗ trợ Khách hàng hoạt động suốt 6 ngày trong tuần
    Thứ 2 - 6: hoạt động từ 8:00 - 17:00
    T7 - Chủ nhật: Quý khách vui lòng để lại tin nhắn qua email hotro@vinabook.com Chúng tôi sẽ xử lý email sớm nhất giúp quý khách.
  • Lãng Du Trong Văn Hoá Việt Nam

Lãng Du Trong Văn Hoá Việt Nam

Tác giả:
NXB Thanh Niên
Fahasa
Lãng Du Trong Văn Hoá Việt Nam:Bằng con mắt của một người thuần Việt, Hữu Ngọc nắm bắt được những vẻ đẹp của những nền văn minh nhân loại. Và bằng con mắt của nhân loại, ông phát hiện ra được những tính chất đặc sắc của Việt Nam mà ... Xem thêm
 
Thông tin kèm theo
  • Có dịch vụ bọc sách plastic cao cấp cho sách này (Chi tiết)
  • Miễn phí giao hàng toàn quốc cho Đơn hàng từ 250.000đ (Áp dụng từ 1/2/2015. Xem chi tiết »)
Thông tin thanh toán
Giá bìa 125.000   

Giá bán

100.000 

Tiết kiệm
25.000  (20%)
Chất lượng sách
Loại A
(?)
Tạm hết hàng

Lãng Du Trong Văn Hoá Việt Nam

Lãng Du Trong Văn Hoá Việt Nam:
Bằng con mắt của một người thuần Việt, Hữu Ngọc nắm bắt được những vẻ đẹp của những nền văn minh nhân loại. Và bằng con mắt của nhân loại, ông phát hiện ra được những tính chất đặc sắc của Việt Nam mà nhiều khi người Việt ta lại không thể nhìn ra.

Bàn về các làng quê truyền thống Việt Nam, Hữu Ngọc cho rằng, do chiến tranh, do kinh tế thị trường, lại ảnh hưởng văn hoá phương Tây, các làng truyền thống của Việt Nam, hầu hết đã ít nhiều bị "ô nhiễm" văn hoá. Có chăng, chỉ còn mỗi làng Đường Lâm. Cũng theo Hữu Ngọc, Đường Lâm có thể xem là mẫu làng truyền thống Việt Nam duy nhất còn lại khá hoàn hảo, ít bị ô nhiễm nhất. Nhà nghiên cứu văn hoá Thái Lan Thainaitis nói với Hữu Ngọc rằng "cần thiết phải cảnh báo để người dân nhận thức về di sản văn hoá của mình trước khi nó bị lãng quên và bị thời gian hủy diệt. Đường Lâm vừa là thắng cảnh đẹp, vừa được tạo nên bởi chính bàn tay của người Việt Nam - đó chính là văn hoá văn minh của nước Việt Nam có một lịch sử lâu dài... Cảnh đẹp Hạ Long là do thiên nhiên tạo nên, không giống như Đường Lâm chỉ do con người tạo dựng". Cảnh quan Đường Lâm dường như vẫn giữ được vẻ xưa. Nói như hoạ sĩ Phan Kế An, trước kia theo tục lệ làng, không ai được xây dựng nhà cao hơn mái đình. Tuy lệ ấy đã nhạt đi, có vài ba nhà cao tầng đựơc xây nhưng không đáng kể. Cái chính ít xây là do dân nghèo, nông nghiệp là chính, buôn bán ít, nghề phụ chỉ có một số nghề truyền thống: giò chả, nuôi gà, làm kẹo bột, chè lam, bánh bỏng, dệt vải và làm tương. Đưa ra mấy thông tin như thế, rồi Hữu Ngọc bình một câu sắc lẻm mà không kém phần chua xót. May quá! không ngờ chính "cái nghèo đã cứu vớt được một di sản văn hoá".

Không ít người đã đi Côn Minh bằng đường xe lửa. Nhưng không mấy ai để ý đến con đường sắt này. Trong một bài viết rất ngắn về Lào Cai, mảnh đất biên cương nơi địa đầu Tổ quốc, Hữu Ngọc cho ta biết: "Đường xe lửa Lào Cai - Côn Minh, hoàn thành năm 1910, mà thực dân Pháp khoe là một kỳ công kỹ thuật và một thắng cảnh du lịch. Đây là một trong những đường xe lửa ngoạn mục nhất và hiểm trở nhất Châu Á. Nó băng qua những quang cảnh đa dạng, khi thì đi sâu vào rừng nhiệt đới bao la, khi thì trèo những ngọn núi cheo leo, khi thì uốn khúc ở bên đáy vực thẳm". Nếu chỉ dừng lại như thế, đoạn văn chẳng ấn tượng gì, cũng không có giá trị gì ngoài một chi tiết thông tin về năm ra đời của con đường sắt. Nhưng Hữu Ngọc đã đẩy lên một nấc nữa: "có điều cuốn này không nói là xây dựng tuyến đường này, công ty xe lửa Vân Nam của Pháp đã làm chết năm vạn cu-li Trung Quốc và Việt Nam". Và thế là ngay lập tức, ta sẽ nhìn con đường sắt ấy bằng một con mắt khác.

Cũng đề cập đến mảnh đất địa đầu tổ quốc này, Hữu Ngọc còn bàn đến một địa danh với mấy tình tiết khá thú vị. Qua bài viết của Hữu Ngọc, ở thị xã Lào Cai, theo nhân dân kể lại, thì địa danh Cốc Lếu cũng mang ý nghĩa bảo tồn Văn hoá Việt: Cốc Lếu có nghĩa là gốc gạo. Đồn rằng theo lệnh Minh Mạng, người Việt ở đâu đều phải trồng cây gạo để đánh dấu lãnh thổ. Hoá ra thời xưa, cha ông ta đã cắm mốc lãnh thổ... bằng cây.

Mục Lục:
Vài nét về Hữu Ngọc
Phần 1: Đất Việt
Bắc Nam một dải
Làng xã hội hè
Cây cỏ - loài vật - ăn uống.

Phần 2: Lịch sử - truyền thống
Lịch sử
Gia đình - xã hội
Tín ngưỡng - tôn giáo
Tư duy.

Phần 3: Văn hoá - bản sắc dân tộc - văn học - nghệ thuật
Văn hoá
Bản sắc dân tộc
Văn học
Nghệ thuật.

Mời bạn đón đọc.

Báo chí giới thiệu


Lãng Du Trong Văn Hoá Việt Nam

(Ngày 16/11/2007)
Đọc “Lãng du trong văn hoá Việt Nam” (*): Một cuốn nhật ký văn hoá dân tộc

Có thể xem như đây là một cuốn nhật ký về văn hóa dân tộc, trong đó có những bức tranh đa diện về đất nước, con người Việt Nam. Với một lối văn mộc không son phấn, văn hoá Việt Nam được nhà văn hoá Hữu Ngọc phác hoạ một cách sắc nét qua những dòng ký sự đặc biệt lôi cuốn người đọc.

Từng bước, ông dẫn dắt người đọc dọc theo chiều dài của đất nước “lãng du” vào Lam Kinh của triều Lê. Rồi quay ra làng Nhị Khê, thăm quê hương Nguyễn Trãi. Xuống La Xuyên xem đồ gỗ chạm khắc tinh vi. Đến Vạn Phúc hỏi về nghề dệt lụa Hà Đông. Sang vùng Kinh Bắc nghe hát quan họ. Về xứ Đoài viếng mộ Tản Đà. Trở lại chiến khu xưa Định Hóa, bồi hồi nhớ bao kỷ niệm. Lên vùng Tây Bắc xa xôi như Lào Cai thưởng thức bài hát đưa ma của người Mông Sapa, nếm trải hương vị của núi rừng Tây Bắc. Về tận Cao Bằng, thăm xứ sở người Tày, tìm hiểu hội xuống đồng của họ. Qua Lạng Sơn ăn món khau nhục, nghe điệu hát sli của người Nùng. Ngược Sơn La tìm hiểu tục ngữ Thái. Đến Mường Tè trò chuyện với người La Hú... Lang thang vào Ninh Thuận xem đồ gốm Chăm thô ráp, nghe câu đố Chăm ý nhị.

Bên cạnh đó, lịch sử - truyền thống của người Việt cũng được ông thu nhỏ qua từng bài viết của mình theo từng nét thăng trầm của lịch sử. Ông “hình dung” về một địa danh, “ nghe” tiếng gà gáy từ 700 năm trước, tiếng nói của bia cổ, quốc văn giáo khoa thư; đến những nhận định về Hồ Chí Minh, “hiện tượng” Đặng Thùy Trâm, ý thức bảo tồn văn hoá, cái nhìn của một sử gia Pháp về văn hóa Việt… Từ đời sống cộng đồng ông đưa chúng ta về với gia đình, những quan hệ vợ chồng, quan hệ hôn nhân, con cái, họ hàng, anh em trong dòng tộc đến những mối quan hệ thầy trò, bạn bè…

Nhà văn hóa Hữu Ngọc sinh năm 1918 tại Hà Nội, nguyên là Trưởng ban giáo dục tù hàng binh Âu – Phi trong kháng chiến chống Pháp. Sau năm 1954, ông có dịp đi công tác, hội thảo ở nhiều nước trên thế giới, đem tiếng nói chính nghĩa, yêu hoà bình của dân tộc Việt Nam đến với bạn bè quốc tế, làm cho họ hiểu đất nước và nền văn hóa của Việt Nam hơn.

Để giới thiệu văn hóa Việt Nam ra nước ngoài, ông viết đều đặn hơn chục năm trời mục "Mạn đàm truyền thống" cho Le Courrier Viet Nam (tiếng Pháp) và Vietnam News (tiếng Anh). Bài viết của ông đã được tập hợp thành một cuốn sách quý với tựa đề là "Phác thảo chân dung văn hóa Việt Nam" bằng hai thứ tiếng Anh và Pháp. Cuốn sách được dùng làm món quà tặng các nguyên thủ quốc gia đến tham dự Hội nghị các nước có sử dụng tiếng Pháp lần thứ 7 tại Hà Nội năm 1997. Từ đó đến nay ông vẫn tiếp tục viết để tập hợp thành một bộ sách lớn, dày hơn 1.000 trang với tên mới "Lãng du trong văn hóa Việt Nam", tập hợp những bài báo ông viết cho tờ Vietnam News số chủ nhật suốt 13 năm nay, đã được một số trường ĐH của Mỹ dùng làm tài liệu tham khảo.

N.Th

Xem thêm

Lãng Du Trong Văn Hoá Việt Nam

Đọc Lãng du trong văn hóa Việt Nam: Choáng ngợp hồn Việt trong từng trang sách

(Ngày 19/11/2007)

Hơn 1.000 trang giấy, với gần 500 bài viết, chẳng ai có thể ngờ tác giả của cuốn sách đồ sộ Lãng du trong văn hóa Việt Nam đã xấp xỉ cái tuổi 90.

Bước chân của người lữ khách

Lãng du trong văn hóa Việt Nam (NXB Thanh niên) của nhà văn hóa Hữu Ngọc thực chất là một tập hợp những bài báo ông viết cho tờ Vietnam News số chủ nhật ròng rã suốt 13 năm qua.

Cuốn sách hơn ngàn trang này đã được tái bản đến lần thứ 5 và được một số trường đại học ở Mỹ dùng làm tài liệu tham khảo cho các ngành học về văn hóa Việt Nam. Chính vì bắt nguồn từ những bài báo tiếng Anh nên bản sách xuất bản đầu tiên cũng là tiếng Anh với nhan đề “Wandering through Vietnamese Culture” đã đoạt giải vàng sách Việt Nam năm 2006, một sự khẳng định giá trị của sách.

Các bài viết trong sách như một cuốn nhật ký mà tác giả ghi chép trên con đường lãng du này đây mai đó của mình, vì là những bài báo nên cách viết của tác giả cũng rất mộc mạc, giản dị, chữ ít nhưng lượng thông tin lại rất nhiều.

Không phải ngẫu nhiên mà tiến sĩ nghệ thuật Đức Gunter Giesenfeld đã nhận xét về ông: “Bậc thầy của những bài ký ngắn”. Với một cặp mắt đầy tinh tế, những dòng ghi chép ngắn của tác giả đã đưa không gian văn hóa Việt Nam hiển hiện trước mắt bạn đọc.

Có thể đấy là một vùng đất biên cương xa vắng, hoặc là một nơi sát cạnh thủ đô và thậm chí là cả giữa chốn thị thành phồn hoa.

Ở mỗi nơi, với góc nhìn người lữ khách tác giả khéo léo ghi lại mọi điều về vùng đất hay con người mà mình chứng kiến. Như những bài viết về vùng đất Cao Bằng, tác giả đã cho người đọc thấy từ những con người thông minh cần cù đến những nét đẹp văn hóa đặc sắc và cả những dấu ấn lịch sử góp phần vào sự hình thành văn hóa hiện tại của đất Cao Bằng.

Ví dụ khi nhắc đến hai quả chuông đồng chùa Viên Minh, tác giả đã nhắc lại giai đoạn nhà Mạc trị vì Cao Bằng. Hay như lúc miêu tả Vịnh Hạ Long, Hữu Ngọc đã để bài thơ của thi sĩ Hồ Xuân Hương tả cảnh. Cứ như thế, nét đẹp văn hóa đất Việt được hòa quyện từ những cảnh đẹp non sông, con người và lịch sử trở nên sống động trước mắt người đọc.

Không chỉ là cảnh đất nước, Lãng du trong văn hóa Việt Nam còn đưa bạn đọc theo chân tác giả đi đến những phương trời xa. Gần nhất là những vùng đất sát biên giới như Côn Minh, xa hơn là châu Âu, châu Mỹ. Nhưng những hành trình đó vẫn gắn liền với bản sắc văn hóa Việt như những chuyện bảo tồn giá trị gia đình của người Việt Nam ở nước ngoài hay ý nhị như câu chuyện chào cờ của người Việt và người Pháp.

Không chỉ có thế, tác phẩm còn đưa bạn đọc đến những vấn đề xã hội Việt Nam hiện nay như sự biến đổi các yếu tố văn hóa thông qua sự thay đổi về mỹ thuật, văn học, điện ảnh…

Không phải sách nghiên cứu cũng không phải sách hướng dẫn du lịch nhưng Lãng du trong văn hóa Việt Nam chứa đựng tất cả những nét cơ bản nhất mà người đọc cần để biết thêm về văn hóa, con người Việt Nam.

Người xuất nhập văn hóa

Sinh năm 1918, nhà văn hóa, nhà văn Hữu Ngọc nay đã ở tuổi “xưa nay hiếm”, thế nhưng sức đi, sức viết của ông như nằm ngoài cái khái niệm thời gian. Nói như nhà thơ Trần Đăng Khoa thì ông giống như: “một dòng sông cuồn cuộn luôn chảy xiết”. Và dòng sông đó đang chuyển tải những nét đẹp của văn hóa Việt Nam đi khắp thế giới.

Chính vì thế, nhiều người ví Hữu Ngọc như là một người xuất khẩu văn hóa Việt đến với bạn bè bốn phương. Bản thân sách không chỉ được in bằng tiếng Anh mà sắp tới còn được xuất bản bằng tiếng Pháp, Đức và có thể là nhiều ngôn ngữ khác nữa. Có điều, việc xuất bản cuốn sách bằng tiếng Việt lại là một nét mới lạ.

Người Việt Nam đọc được những gì về văn hóa của chính mình trong cuốn sách giới thiệu văn hóa Việt cho người nước ngoài? Đó là sự choáng ngợp trước vẻ đẹp của quê hương, của văn hóa mà đôi lúc vì quá quen thuộc nên nhiều người đã đánh mất đi phần nào.

Và Hữu Ngọc đã làm một công việc tưởng chừng kỳ lạ, “nhập khẩu” vào Việt Nam chính văn hóa Việt Nam và chuyến “nhập khẩu” này đã như lời nhắc nhở về một niềm tự hào mà mỗi con người Việt cần phải nâng niu và giữ gìn trong suốt cuộc đời mình.

Xem thêm

Lãng Du Trong Văn Hoá Việt Nam
(VTV1 Ngày 31/12/2007)
Xem thêm

 

Thông tin chi tiết

  • Tác giả: Hữu Ngọc
  • Nhà xuất bản: NXB Thanh Niên
  • Nhà phát hành: Fahasa
  • Mã Sản phẩm: 893506800769
  • Khối lượng: 1400.00 gam
  • Kích thước: 15x22.7 cm
  • Ngày phát hành: 07/2007
  • Số trang: 1048
 
Nhận xét từ khách hàng
 
Đánh giá trung bình
(0 - người đánh giá)
0,0
  • 5
    0
  • 4
    0
  • 3
    0
  • 2
    0
  • 1
    0
Đăng nhập để gửi nhận xét của Bạn Đăng nhập
Bình luận từ facebook ()