Kinh Tế Học Vĩ Mô (Macroeconomics) nghiên cứu vận hành của nền kinh tế tổng thể, sự tương tác giữa các yếu tố như thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư, lãi suất, tỷ giá hối đoái, xuất khẩu, nhập khẩu... Sự tương tác giữa cơ chế thị trường, chính phủ, và xã hội dân sự (civil society).Tại sao một số quốc gia trải nghiệm sự tăng trưởng thu nhập nhanh, trong khi các quốc gia khác bị kẹt trong bẫy nghèo đói. Tại sao một số quốc gia bị lạm phát cao, trong khi các quốc gia khác duy trì giá cả tương đối ổn định?Tại sao một số quốc gia có khả năng chịu đựng các shocks (biến cố) (sự biến động giá các hàng hóa chiến lược, sự biến động về sản lượng, giá cả, niềm tin dân cư, lạm phát,… trong nước) và xử trí tốt hơn các quốc gia khác.Tại sao các quốc gia đều trải qua các cuộc suy thoái – khủng hoảng, thu nhập giảm và thất nghiệp tăng. Tại sao một số quốc gia bắt kịp (hội tụ) (catch – up, converge) đến mức sống của các nước phát triển, trong khi các quốc gia khác luôn trải qua các chu kỳ suy thoái và bất ổn, không thể cất cánh, thể chế yếu kém, môi trường xuống cấp, bất bình đẳng gia tăng…?Chính phủ có thể dùng các chính sách như thế nào để giảm bớt tác hại hoặc rút ngắn thời gian suy thoái, và điều tiết nền kinh tế phù hợp sự vận hành của cơ chế thị trường, nhằm đạt hiệu suất cao, lợi thế cạnh tranh, thoát khỏi các tình huống yếu kém (sự bất ổn vĩ mô, bất bình đẳng, quản trị công kém, năng suất thấp, bẫy nghèo đói…).Kinh tế học vĩ mô luôn trên lộ trình tìm kiếm ngày càng nhiều giải đáp khả dĩ cho các vấn đề quan trọng, sử dụng các lý thuyết, mô hình khác nhau, và vô số các dữ liệu thống kê và các khảo sát (survey) định tính và định lượng khắp nơi trên thế giới.
Các chính phủ có thể vận dụng chính sách tốt hơn khi hiểu biết được sâu sắc và toàn diện hơn các chủ đề về kinh tế vĩ mô, và kết hợp tinh tế với xã hội dân sự (dân cư) và cơ chế thị trường để duy trì nền kinh tế ổn định
PHẦN I: TÓM LƯỢC LÝ THUYẾT CƠ BẢN
PHẦN II: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ ĐÁP ÁN
PHẦN III: BÀI TẬP VÀ ĐÁP ÁN
PHẦN IV: CÁC ĐỀ THI MẪU
Đề cập các chủ đề:
Chương 1: Tổng Quan Về Kinh Tế Học Vĩ Mô (Overview Of Macroeconomics)
Chương 2: Đo Lường Và Xác Định Sản Lượng Quốc Gia (National Income Determination)
Chương 3: Xác Định Sản Lượng Trong Nền Kinh Tế Mở (Open Economy Income)
Chương 4: Tiền Tệ Và Lạm Phát (Money And Inflation)
Chương 5: Thất Nghiệp (Unemployment)
Chương 6: Mô Hình IS – LM (IS – LM Model)
Chương 7: Mô Hình Tổng Cung – Tổng Cầu (AS – AD Model)
Chương 8: Chính Sách Kinh Tế Vĩ Mô (Macroeconomic Policies)
Chương 9: Tăng Trưởng Kinh Tế (Economic Growth)
Mời bạn đón đọc.
Hãy Đăng ký