Xem những thước phim tài liệu xưa, khán giả dễ có cảm giác bồi hồi về quá khứ, cảm tưởng như mình đang sống trong một khoảng thời gian đã qua của lịch sử. Đọc các bài viết trong bộ sách 3 cuốn Du ký Việt Nam do NXB Trẻ xuất bản tháng 3-2007, bạn đọc cũng sẽ có một cảm giác tương tự.
Du ký là một thể loại văn học dựa trên sự ghi chép của bản thân tác giả khi có dịp đi xa hay tiếp xúc với những điều kỳ thú. Hình thức của du ký cũng rất đa dạng, có thể là ghi chép, ký sự, nhật ký, thư tín, hồi tưởng… Và cũng chính vì sự đa dạng trong hình thức và nội dung đã đem lại sự đa dạng cho bộ sách Du ký Việt Nam. Không ngoa khi nói rằng bộ sách Du ký Việt Nam như một cỗ máy thời gian đưa người đọc về với những thập niên đầu thế kỷ 20. Khác với những tác phẩm văn học thường tập trung vào một góc độ của cuộc sống, bộ sách Du ký lại mở rộng ra rất nhiều nội dung. Để thuận tiện cho người đọc, PGS-TS Nguyễn Hữu Sơn, người sưu tầm và giới thiệu các tác phẩm, đã tạm chia những bài du ký trong bộ sách thành 4 loại: Du ký mang tính quan phương, sự vụ, công vụ do các trí thức, ký giả, công chức ghi lại trên con đường công tác của họ. Dòng du ký viễn du do những người đi đến các quốc gia xa xôi ghi lại, trong điều kiện giao thông còn hạn chế; những bài du ký này thực sự là cách tốt nhất để người đọc biết thêm về những chân trời mới. Lại có loại du ký mang tính khảo cứu doanh nhân lịch sử, truyền thuyết và sự tích của một địa danh hay cả một vùng văn hóa lớn. Cuối cùng là những bài du ký mang đậm tính nghệ thuật do người viết ghi lại những cảm nhận của mình về một cảnh đẹp, một hình ảnh cuộc sống đời thường hay một lễ hội, đình đám.
Cũng giống như những bộ phim tư liệu xưa gây ấn tượng bằng nội dung với những hình ảnh đen trắng xưa thì những bài du ký trong Du ký Việt Nam tạo cảm giác của một thời xa xưa thông qua cách hành văn quốc ngữ đầu thế kỷ. Những lối hành văn không chỉ lạ với người đọc hôm nay mà còn phản ánh cả vai trò, nghề nghiệp của người viết một cách khá rõ ràng. Cùng Các phái viên Nam Kỳ của Thượng Chi, Pháp du hành trình nhật ký của Phạm Quỳnh, Ngự giá Nam tuần hành trình ký của Song Cử… mang đậm nét ghi chép của quan chức khi quan tâm đến cả những vấn đề quân sự, diễn biến chính trị những vùng đất tác giả đi qua, là những bài ký mang đậm tính thưởng ngoạn, lãng mạn của các văn nhân. Ở đây cũng phải nhìn nhận rằng nhiều bài ký do các quan chức, nhân viên công sở Pháp viết, đăng trên một tờ báo chính thức thời Pháp thuộc nên không thể tránh khỏi những tư tưởng thân Pháp, nghiêng về chính quyền thực dân. Tuy nhiên, nếu để qua một bên những vấn đề chính trị đó, người đọc vẫn có thể thấy rõ một tình cảm yêu quê hương đất nước của các tác giả.
Cùng với sự phát triển của kỹ thuật thông tin, giao thông, những chân trời mới lạ ngày nào đã trở nên quen thuộc, các bài du ký mất dần vẻ mới lạ của nó, đề tài du ký dần dần cũng bị quên lãng. Chính vì thế, khi đọc lại Du ký Việt Nam của các tác giả cách đây gần 100 năm, người đọc mới giật mình khi không chỉ nhìn thấy lại những cảnh đẹp, cuộc sống xã hội ngày xưa của quê hương, mà còn thấy bồi hồi nhớ lại một dòng văn học đầy thú vị mang đậm những dấu ấn cá nhân, vừa có giá trị văn học vừa mang tính tư liệu đầy hấp dẫn.
Đọc Du ký Việt Nam | Chuyến hành trình ngược thời gian | (SGGP Ngày 26/03/2007 )
| Xem những thước phim tài liệu xưa, khán giả dễ có cảm giác bồi hồi về quá khứ, cảm tưởng như mình đang sống trong một khoảng thời gian đã qua của lịch sử. Đọc các bài viết trong bộ sách 3 cuốn Du ký Việt Nam do NXB Trẻ xuất bản tháng 3-2007, bạn đọc cũng sẽ có một cảm giác tương tự.
Du ký là một thể loại văn học dựa trên sự ghi chép của bản thân tác giả khi có dịp đi xa hay tiếp xúc với những điều kỳ thú. Hình thức của du ký cũng rất đa dạng, có thể là ghi chép, ký sự, nhật ký, thư tín, hồi tưởng… Và cũng chính vì sự đa dạng trong hình thức và nội dung đã đem lại sự đa dạng cho bộ sách Du ký Việt Nam. Không ngoa khi nói rằng bộ sách Du ký Việt Nam như một cỗ máy thời gian đưa người đọc về với những thập niên đầu thế kỷ 20. Khác với những tác phẩm văn học thường tập trung vào một góc độ của cuộc sống, bộ sách Du ký lại mở rộng ra rất nhiều nội dung. Để thuận tiện cho người đọc, PGS-TS Nguyễn Hữu Sơn, người sưu tầm và giới thiệu các tác phẩm, đã tạm chia những bài du ký trong bộ sách thành 4 loại: Du ký mang tính quan phương, sự vụ, công vụ do các trí thức, ký giả, công chức ghi lại trên con đường công tác của họ. Dòng du ký viễn du do những người đi đến các quốc gia xa xôi ghi lại, trong điều kiện giao thông còn hạn chế; những bài du ký này thực sự là cách tốt nhất để người đọc biết thêm về những chân trời mới. Lại có loại du ký mang tính khảo cứu doanh nhân lịch sử, truyền thuyết và sự tích của một địa danh hay cả một vùng văn hóa lớn. Cuối cùng là những bài du ký mang đậm tính nghệ thuật do người viết ghi lại những cảm nhận của mình về một cảnh đẹp, một hình ảnh cuộc sống đời thường hay một lễ hội, đình đám.
Cũng giống như những bộ phim tư liệu xưa gây ấn tượng bằng nội dung với những hình ảnh đen trắng xưa thì những bài du ký trong Du ký Việt Nam tạo cảm giác của một thời xa xưa thông qua cách hành văn quốc ngữ đầu thế kỷ. Những lối hành văn không chỉ lạ với người đọc hôm nay mà còn phản ánh cả vai trò, nghề nghiệp của người viết một cách khá rõ ràng. Cùng Các phái viên Nam Kỳ của Thượng Chi, Pháp du hành trình nhật ký của Phạm Quỳnh, Ngự giá Nam tuần hành trình ký của Song Cử… mang đậm nét ghi chép của quan chức khi quan tâm đến cả những vấn đề quân sự, diễn biến chính trị những vùng đất tác giả đi qua, là những bài ký mang đậm tính thưởng ngoạn, lãng mạn của các văn nhân. Ở đây cũng phải nhìn nhận rằng nhiều bài ký do các quan chức, nhân viên công sở Pháp viết, đăng trên một tờ báo chính thức thời Pháp thuộc nên không thể tránh khỏi những tư tưởng thân Pháp, nghiêng về chính quyền thực dân. Tuy nhiên, nếu để qua một bên những vấn đề chính trị đó, người đọc vẫn có thể thấy rõ một tình cảm yêu quê hương đất nước của các tác giả.
Cùng với sự phát triển của kỹ thuật thông tin, giao thông, những chân trời mới lạ ngày nào đã trở nên quen thuộc, các bài du ký mất dần vẻ mới lạ của nó, đề tài du ký dần dần cũng bị quên lãng. Chính vì thế, khi đọc lại Du ký Việt Nam của các tác giả cách đây gần 100 năm, người đọc mới giật mình khi không chỉ nhìn thấy lại những cảnh đẹp, cuộc sống xã hội ngày xưa của quê hương, mà còn thấy bồi hồi nhớ lại một dòng văn học đầy thú vị mang đậm những dấu ấn cá nhân, vừa có giá trị văn học vừa mang tính tư liệu đầy hấp dẫn. TÂN TƯỜNG | Xem thêm Thu gọn Du Ký Việt Nam (Trọn Bộ 3 tập) Du ký Việt Nam, tạp chí Nam Phong 1917 -1934 Ngày 02/09/2007
Đọc để hiểu biết, có thêm thông tin, tri thức là một lẽ. Đọc những tác phẩm du ký này còn để hiểu thêm nghĩ suy, cảm xúc của những con người đứng ở buổi đầu nền văn hóa văn học hiện đại, muốn truyền tải và gửi gắm đến quốc dân trong một nước đang tìm cách thoát lạc hậu đến văn minh. Văn du ký ở đây tả thì tả kỹ, cảm thì cảm mạnh, nghĩ thì nghĩ sâu Đọc sách này có biết bao điều thú vị được thấy, được nghe, được biết. Ba tập sách gần hai ngàn trang in lại 62 tác phẩm được coi là du ký đã đăng trên tạp chí Nam Phong trong vòng 17 năm (1917 - 1934) là cả một kho tư liệu quý giá về lịch sử, địa dư, văn hóa, phong tục của nhiều vùng miền khắp đất nước Việt Nam, ra đến cả những xứ sở lân bang ba mươi năm đầu thế kỷ XX, được ghi lại, được diễn tả, được trình bày từ chính mắt thấy tai nghe của những nhà văn nhà báo, nhà khảo cứu, cả đến những người dân thường, thích đi đây đi đó, thích khám phá tìm hiểu, thích đem những cái mình biết từ phương xa về kể lại cho đồng bào mình cùng biết. Nhờ thể tài du ký mà tuy mới du nhập vào văn chương báo chí Việt Nam, nhưng đã được những người có lòng với đất nước sử dụng, nên người đọc hồi đó và cả bây giờ, có thể “ngồi một chỗ thấy ngoài muôn dặm”. Đọc để hiểu biết, có thêm thông tin, tri thức là một lẽ. Đọc những tác phẩm du ký này còn để hiểu thêm nghĩ suy, cảm xúc của những con người đứng ở buổi đầu nền văn hóa văn học hiện đại, muốn truyền tải và gửi gắm đến quốc dân trong một nước đang tìm cách thoát lạc hậu đến văn minh. Văn du ký ở đây tả thì tả kỹ, cảm thì cảm mạnh, nghĩ thì nghĩ sâu. Du ký Việt Nam, tạp chí Nam Phong 1917 -1934 Ngày 02/09/2007
Đọc để hiểu biết, có thêm thông tin, tri thức là một lẽ. Đọc những tác phẩm du ký này còn để hiểu thêm nghĩ suy, cảm xúc của những con người đứng ở buổi đầu nền văn hóa văn học hiện đại, muốn truyền tải và gửi gắm đến quốc dân trong một nước đang tìm cách thoát lạc hậu đến văn minh. Văn du ký ở đây tả thì tả kỹ, cảm thì cảm mạnh, nghĩ thì nghĩ sâu Đọc sách này có biết bao điều thú vị được thấy, được nghe, được biết. Ba tập sách gần hai ngàn trang in lại 62 tác phẩm được coi là du ký đã đăng trên tạp chí Nam Phong trong vòng 17 năm (1917 - 1934) là cả một kho tư liệu quý giá về lịch sử, địa dư, văn hóa, phong tục của nhiều vùng miền khắp đất nước Việt Nam, ra đến cả những xứ sở lân bang ba mươi năm đầu thế kỷ XX, được ghi lại, được diễn tả, được trình bày từ chính mắt thấy tai nghe của những nhà văn nhà báo, nhà khảo cứu, cả đến những người dân thường, thích đi đây đi đó, thích khám phá tìm hiểu, thích đem những cái mình biết từ phương xa về kể lại cho đồng bào mình cùng biết. Nhờ thể tài du ký mà tuy mới du nhập vào văn chương báo chí Việt Nam, nhưng đã được những người có lòng với đất nước sử dụng, nên người đọc hồi đó và cả bây giờ, có thể “ngồi một chỗ thấy ngoài muôn dặm”.
Đọc để hiểu biết, có thêm thông tin, tri thức là một lẽ. Đọc những tác phẩm du ký này còn để hiểu thêm nghĩ suy, cảm xúc của những con người đứng ở buổi đầu nền văn hóa văn học hiện đại, muốn truyền tải và gửi gắm đến quốc dân trong một nước đang tìm cách thoát lạc hậu đến văn minh. Văn du ký ở đây tả thì tả kỹ, cảm thì cảm mạnh, nghĩ thì nghĩ sâu. Xem thêm Thu gọn Mật Mã Da Vinci (Ấn Phẩm Mới) (Thứ tư, 30/01/2008) Dan Brown viết văn vì đọc sách của Sydney Sheldon Tác giả của những quả bom tấn như "Mật mã Da Vinci", "Thiên thần và Ác quỷ"... tâm sự, ông nảy ra ý định sáng tác khi tình cờ nhận thấy, mình cũng viết được những truyện kiểu Sydney Sheldon. Dưới đây là cuộc trò chuyện với nhà văn.
(Thứ tư, 30/01/2008) Dan Brown viết văn vì đọc sách của Sydney Sheldon Tác giả của những quả bom tấn như "Mật mã Da Vinci", "Thiên thần và Ác quỷ"... tâm sự, ông nảy ra ý định sáng tác khi tình cờ nhận thấy, mình cũng viết được những truyện kiểu Sydney Sheldon. Dưới đây là cuộc trò chuyện với nhà văn. - Ông sẽ miêu tả về "Mật mã Da Vinci" như thế nào cho những người chưa từng đọc tác phẩm nào trước đây của ông? - The Da Vinci Code là câu chuyện về giáo sư biểu tượng học lừng danh Robert Langdon, người được mời đến bảo tàng Louvre nhằm giải mã một chuỗi biểu tượng bí ẩn liên quan đến tác phẩm nghệ thuật của Da Vinci. Trong quá trình nghiên cứu, anh phát hiện ra chìa khóa dẫn tới bí mật lớn nhất mọi thời đại. Do đó, anh trở thành kẻ bị săn đuổi. Một trong rất nhiều đặc điểm khiến Mật mã Da Vinci trở nên độc đáo là ở tính chất có thực của câu chuyện. Tất cả các chi tiết lịch sử, tác phẩm nghệ thuật và nghi thức bí mật trong cuốn tiểu thuyết đều được miêu tả chính xác. 
| Nhà văn Dan Brown. Ảnh: AP. |
- Tác phẩm tiếp theo của ông sẽ lại là một cuốn sách về Robert Langdon? - Chắc chắn. Tôi định xây dựng Robert Langdon là nhân vật chính trong tác phẩm của tôi trong nhiều năm tới. Sự tinh thông của anh trong lĩnh vực biểu tượng đủ để anh "xài" trong những chuyến phiêu lưu vô tận. Hiện tại, tôi đã có phác thảo cho hơn 10 cốt truyện trinh thám về Robert Langdon diễn ra ở những địa danh bí ẩn trên khắp thế giới. Tôi cũng đang triển khai một cuốn trong số đó - phần tiếp theo Mật mã Da Vinnci. Lần đầu tiên, Langdon sẽ dấn thân vào khám phá một bí ẩn diễn ra trên đất Mỹ. Cuốn tiểu thuyết mới này khám phá lịch sử ẩn giấu ngay tại thủ đô chúng ta. - Trong quá trình sưu tập tài liệu cho cuốn "Mật mã Da Vinci", điều gì khiến ông cảm thấy hứng thú nhất? - Điều khiến tôi ngạc nhiên nhất là khi tôi nhận ra rằng, một trong những bí mật lớn nhất của lịch sử gần như lại không bí mật như chúng ta nghĩ. Manh mối để tiếp cận với sự thật ở ngay cạnh chúng ta... trong nghệ thuật, âm nhạc, kiến trúc, huyền thoại và lịch sử. Nói như Robert Langdon là "Dấu vết ở khắp nơi". - Nếu độc giả muốn tìm hiểu về Hội tam điểm, ông khuyên họ nên đọc những cuốn sách gì? - Có quá nhiều sách về Hội tam điểm nên thật khó mà quyết định nên bắt đầu từ đâu. Là người nghiên cứu sâu về tổ chức này (qua sách vở và cả việc phỏng vấn với các hội viên), tôi chỉ xin lưu ý rằng, có một số lượng lớn sách viết không chính xác. Để có những thông tin xác thực, bạn chỉ nên đọc những đầu sách do các hội viên Hội tam điểm viết. 
| "Mật mã Da Vinci" được dựng thành phim. Ảnh: imdb. |
- Bây giờ ông đang đọc gì? - Nghe hơi lạ, nhưng quả thực tôi rất ít đọc tiểu thuyết. Vì tác phẩm của tôi đòi hỏi phải đổ công sức nghiên cứu tài liệu rất nhiều, nên hầu như tôi chỉ đọc sách về lịch sử, tiểu sử, sách dịch và các văn bản cổ. Những nhà văn truyền cảm hứng cho tôi gồm có Robert Ludlum bởi khả năng xây dựng những cốt truyện phức tạp; John Steinbeck bởi nghệ thuật miêu tả và William Shakespeare bởi lối chơi chữ. - Cuốn sách nào có ảnh hưởng lớn nhất đến cuộc đời ông? - Cho tới khi tốt nghiệp đại học, tôi hầu như không đọc một cuốn tiểu thuyết thương mại hiện đại nào (chỉ tập trung vào những tác phẩm kinh điển được giới thiệu trong trường học). Năm 1994, trong thời gian đi nghỉ ở Tahiti, tôi "nhặt" được cuốn sách cũ - Doomsday Conspiracy (Âm mưu ngày tận thế) của Sydney Sheldon - trên bãi biển. Tôi đọc hết trang thứ nhất, sang trang thứ hai, trang thứ ba... rồi cứ thế... Vài tiếng sau, tôi đọc xong và nghĩ: mình cũng có thể viết được như vậy. Khi trở về nhà, tôi bắt đầu bắt tay vào viết cuốn sách đầu tiên. Digital Fortress (Pháo đài số) được xuất bản năm 1996. 
| Những đầu sách của Dan Brown. Ảnh: msnbc. |
- Xin hãy kể tên 10 cuốn sách ông yêu thích nhất và nêu lý do? - Of Mice and Men (Của chuột và người - John Steinbeck): Giản dị, hồi hộp và chua xót. Hơn thế, đoạn văn đầu tiên của mỗi chương luôn thể hiện nghệ thuật miêu tả bậc thày. Gödel, Escher, Bach (Douglas Hofstadter): 3% mà tôi thực sự hiểu được từ cuốn sách là những điều thực sự thú vị. Kane and Abel (Hai số phận - Jeffrey Archer): Tôi ngạc nhiên về tài năng của Archer trong việc sử dụng một tích cũ mà không làm mất tính hiện tại trong trần thuật. Đây là cuốn tiểu thuyết tuyệt vời về sự kình địch giữa anh em ruột thịt. Plum Island (Đảo Plum - Nelson DeMille): DeMille vẫn là bậc thày về nghệ thuật châm biếm và khả năng kiểm soát điểm nhìn. Loạt truyện The Bourne Identity (Ludlum): Những tác phẩm của Ludlum đầy sự phức tạp, đau khổ, nhưng vẫn giữ được nhịp độ phát triển rất nhanh. Much Ado About Nothing (Ầm ĩ vì chuyện không đâu - William Shakespeare): Tôi chỉ hiểu đầy đủ tính hài hước của vở kịch này cho tới khi tôi trở thành giáo viên tiếng Anh và phải trực tiếp giảng dạy nó. Không ở đâu có những đối thoại hóm hỉnh như thế. Wordplay: Ambigrams and Reflections on the Art of Ambigrams (John Langdon): John Langdon là một trong những thiên tài đích thực. Cuốn sách của ông đã thay đổi cách nhìn của tôi về tính cân xứng, biểu tượng và nghệ thuật. Codes Ciphers & Other Cryptic & Clandestine Communication (Fred Wrixon): Một bộ sách bách khoa về nghệ thuật, khoa học, lịch sử, triết học và mật mã. The Puzzle Palace (James Bamford): Mặc dù đã hơi lỗi thời nhưng cuốn sách này vẫn có sức mê đắm lòng người. The Elements of Style (William Strunk và E.B. White): Bởi không ai có thể nhớ hết được các quy tắc ngữ pháp cũng như các sử dụng dấu chấm câu. - Thế đâu là những bộ phim ông yêu thích? - Những tác phẩm điện ảnh tôi thích là Fantasia, Life is Beautiful, Annie Hall và Romeo and Juliet của Zeffirelli. Tất nhiên, nếu nói về phim giải trí thuần túy thì có thể kể đến Indiana Jones hoặc loạt phim Pink Panther. (Nguồn: bookbrowse) Hà Linh (Theo Evăn) Xem thêm Thu gọn Thiếu Nữ Đeo Hoa Tai Ngọc Trai (VTV Ngày 21/02/2008) "Thiếu nữ đeo hoa tai ngọc trai" là cuốn tiểu thuyết được viết dựa trên nguyên mẫu một nhân vật có thật - họa sĩ Johannes Vermmer, với kiệt tác "Chân dung Thiếu nữ đeo hoa tai ngọc trai" hiện được trưng bày ở bảo tàng Mauritshuis, Hà Lan. "Thiếu nữ đeo hoa tai ngọc trai" được coi là hiện tượng văn học và trở thành cuốn sách bán chạy nhất năm 1999, được đề cử giải Orange 2000, được dựng thành bộ phim cùng tên đã được đề cử 3 giải Oscar năm 2004. Nội dung cuốn sách được nén chặt bởi cảm xúc với những câu văn ngắn gọn, văn phong trong sáng giúp bạn đọc có thể cảm nhận rõ bầu không khí ở thành Delft với dòng chảy hội họa nổi tiếng khắp thế giới tới mãi sau này. Một buổi sáng, nữ nhà văn Tracy Chevalier đang nằm trên giường và lo lắng về cuốn sách tiếp theo của mình, bà chợt thấy bức tranh "Thiếu nữ đeo hoa tai ngọc trai" của danh hoạ Hà Lan thế kỷ 17 -
(VTV Ngày 21/02/2008) "Thiếu nữ đeo hoa tai ngọc trai" là cuốn tiểu thuyết được viết dựa trên nguyên mẫu một nhân vật có thật - họa sĩ Johannes Vermmer, với kiệt tác "Chân dung Thiếu nữ đeo hoa tai ngọc trai" hiện được trưng bày ở bảo tàng Mauritshuis, Hà Lan. "Thiếu nữ đeo hoa tai ngọc trai" được coi là hiện tượng văn học và trở thành cuốn sách bán chạy nhất năm 1999, được đề cử giải Orange 2000, được dựng thành bộ phim cùng tên đã được đề cử 3 giải Oscar năm 2004. Nội dung cuốn sách được nén chặt bởi cảm xúc với những câu văn ngắn gọn, văn phong trong sáng giúp bạn đọc có thể cảm nhận rõ bầu không khí ở thành Delft với dòng chảy hội họa nổi tiếng khắp thế giới tới mãi sau này. Một buổi sáng, nữ nhà văn Tracy Chevalier đang nằm trên giường và lo lắng về cuốn sách tiếp theo của mình, bà chợt thấy bức tranh "Thiếu nữ đeo hoa tai ngọc trai" của danh hoạ Hà Lan thế kỷ 17 - Johannes Vermeer được treo trong phòng ngủ. Khuôn mặt của cô gái khiến Tracy đặc biệt ấn tượng và nảy sinh câu hỏi cô ấy là ai, chuyện gì đã xảy ra giữa Vermeer và cô gái khiến ông vẽ nên vẻ mặt cô như vậy. Và một trong những cuốn tiểu thuyết xuất sắc nhất của bà đã được khơi nguồn từ câu hỏi ấy. Hà Lan, thế kỷ 17, sau tai nạn của người cha, Griet buộc phải xa nhà để trở thành hầu gái trong gia đình họa sĩ Johannes Vermmer. Cô phải đảm nhận việc nhà, giặt giũ, trông nom sáu đứa trẻ và dọn dẹp xưởng vẽ cho ông chủ. Ngày ngày, bên cạnh tiếng la ó của lũ trẻ, những trò hiềm tị của chị hầu gái, vẻ nhăn nhó của bà chủ, Griet tìm được góc yên tĩnh cho riêng mình, giữa những bức tranh dang dở. Cảm nhận tinh tế của cô hầu gái về màu sắc, ánh sáng, độ chính xác của khoảng cách, vị trí cũng như cách bài trí đồ vật đã khiến nhà danh hoạ vốn đơn độc trong thế giới của riêng mình rung động. Một tình cảm đặc biệt nảy sinh giữa họ, một tình cảm chưa bao giờ được nói thành lời nhưng dữ dội và đầy đam mê. Mặc dù nhà đông người, mặc dù mọi cử chỉ đều bị soi mói, mặc dù nơi Griet ngủ được chính tay bà chủ khóa trái và mở ra vào buổi sáng - thì cảm xúc vẫn có không gian riêng của nó, qua những ánh nhìn, qua những cái chạm tay khe khẽ. Tình cảm đặc biệt đó được kết tính cao nhất trong kiệt tác của Vermeer: "Thiếu nữ đeo hoa tai ngọc trai". "Bức tranh không hề giống một bức tranh nào khác của ông. Ông vẽ tôi với đôi mắt mở to, ánh sáng chiếu qua khuôn mặt tôi nhưng phía bên trái tôi lại ở trong bóng tối. Tôi mặc bộ đồ màu xanh, vàng và nâu. Tấm vải quấn quanh đầu khiến tôi không giống mình mà giống một Griet từ một thành phố khác, thậm chí từ một nước khác. Nền bức tranh là màu đen khiến tôi có vẻ cô đơn hơn nhiều, mặc dầu rõ ràng là tôi đang nhìn một ai đó. Tôi có vẻ như đang chờ đợi một điều gì đó mà tôi không nghĩ là đến một lúc nào đó sẽ xảy ra". Tác giả Tracy Chevalier, giản dị, tiết độ trong văn phong, và có biệt tài xây dựng những chi tiết tạo nên bước chuyển cho mạch truyện và điểm nhấn cho tác phẩm. Bí ẩn của mái tóc bị khám phá hay sự mất đi của thời trong trắng? Khuôn miệng hé mở hay những xúc cảm dữ dội không lời? Những động chạm thoảng qua và sự cháy bỏng được nén lại trong một hơi thở khẽ... "Thiếu nữ đeo hoa tai ngọc trai" đem lại cho người đọc ấn tượng về sự quyện hoà giữa những "đam mê, phẫn nộ và thấu suốt trong một cuốn sách đẹp đẽ và man dại". "Ông đứng lên hai lần thay đổi vị trí tấm mành. Nhiều lần tới tủ chọn cọ và màu khác. Tôi quan sát mọi cử động của ông như thể từ dưới đường nhìn xuyên qua cửa sổ. Chuông nhà thờ điểm ba tiếng. Tôi chớp mắt, không cảm thấy từng ấy thời gian đã trôi qua. Có cảm giác mình vừa bị bùa mê. Tôi nhìn ông - bây giờ đôi mắt đã dành cho mình. Ông cũng nhìn, trong khi dán mắt vào nhau, một luồng sóng nóng xuyên suốt người tôi. Tôi vẫn giữ mắt mình trong mắt ông, mãi khi cuối cùng ông nhìn chỗ khác". Thanh Hoa Xem thêm Thu gọn
Thông tin chi tiết
- Nhà xuất bản: Nxb Trẻ
- Nhà phát hành: NXB Trẻ
- Mã Sản phẩm:
8934974064305
- Khối lượng:
2650.00 gam
- Kích thước:
14x20 cm
- Ngày phát hành:
03/2007
- Số trang: 1918
Bình luận từ facebook ()   |
Hãy Đăng ký