Loading...
  • Miễn phí giao hàng
     
    Miễn phí giao hàng toàn quốc cho Đơn hàng từ 250.000đ.
  • 80.000 tựa sách
     
    Với hơn 80,000 đầu sách trong mọi lĩnh vực (và tiếp tục tăng mỗi ngày), Vinabook.com tự hào là nhà sách trên mạng có số lượng đầu sách lớn nhất Việt Nam, bạn có thể tìm được bất kỳ quyển sách nào cho mọi nhu cầu đọc sách của bạn.
  • Vinabook Reader
     
    Hơn 10,000 tựa sách và tạp chí trong thư viện sách khổng lồ của Vinabook Reader mọi lúc mọi nơi chỉ từ 825đ/ngày
  • Hỗ trợ trực tuyến
  • Hotline: 1900 6401
     
    Tổng đài chăm sóc và Hỗ trợ Khách hàng hoạt động suốt 6 ngày trong tuần
    Thứ 2 - 6: hoạt động từ 8:00 - 17:00
    T7 - Chủ nhật: Quý khách vui lòng để lại tin nhắn qua email hotro@vinabook.com Chúng tôi sẽ xử lý email sớm nhất giúp quý khách.

Đọc sách về Sơn Nam: Người Nam Bộ cũng có chút tự ti

Văn hóa Nam Bộ qua cái nhìn của Sơn Nam (NXB Trẻ) là biên khảo về văn hóa học vùng miền Nam Bộ qua các tác phẩm của nhà văn Sơn Nam.

Xuất phát từ luận văn thạc sĩ của tác giả Võ Văn Thành, cuốn sách cung cấp cái nhìn của Sơn Nam về văn hóa vật thể và phi vật thể của miền Nam, bao gồm: văn hóa mưu sinh, ẩm thực, trang phục, cư trú, giao thông và văn hóa tổ chức cộng đồng, tín ngưỡng, phong tục, lễ hội và nghệ thuật.

Nhận định được trích ở trên do tác giả Võ Văn Trích rút ra từ tác phẩm Đồng bằng sông Cửu Long - nét sinh hoạt xưa và văn minh miệt vườn của Sơn Nam (NXB Trẻ).

Về nguồn gốc xuất thân của người Nam Bộ, Sơn Nam đút rút qua tác phẩm Đất Gia Định - Bến Nghé xưa và người Sài Gòn (NXB Trẻ): liên tục từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 20, nhiều người Việt di cư từ những vùng đất cố cựu như Bắc Bộ và Trung Bộ để vào vùng đất mới, Nam Bộ. Ông gọi họ là "lưu dân". Có nhiều nguyên nhân khiến họ phải di cư: lậu thuế, trốn lính, đi khai hoang, cướp giật rồi bỏ xứ, hoặc bị tù đày...

Do vậy, Sơn Nam cho rằng "người Nam Bộ cùng có chút tự ti về nguồn gốc gia phả". Vì vậy, người Nam Bộ dù thân thiết đến đâu chăng nữa cũng ít đề cập tới lý lịch xuất thân, vì "ai chịu ghi rằng tổ tiên đời trước là dân lưu đày, tội đồ, hay trôi sông lạc chợ".

Nhưng, chính sự tự ti sâu xa đó lại góp phần lý giải cho tính cách phóng khoáng của người dân vùng đất này. Họ khỏa lấp nỗi tự ti bằng "lối sống sang trọng, quý phái khi đã trở thành người giàu, điền chủ", bằng cách "xài tiền, xài càng rộng rãi ngông nghênh thì càng sang trọng... (Họ) xem đồng tiền là phù du, duy tiếng tăm, thói phong lưu là để lại đời".

Nhà văn Sơn Nam (1926-2008) đã dành cả đời để ghi nhận và phổ biến những nét văn hóa của người Nam Bộ. Ông nhìn nhận nguồn gốc xuất thân, môi trường sinh sống và những ưu, nhược điểm trong tính cách con người nơi đây để lý giải cho những biểu hiện văn hóa.

(Báo thethaovanhoa.vn giới thiệu 29/9/2013)

Hạ Huyền

Thể thao & Văn hóa