Giỏ hàng rỗng
Thế giới tròn, cứ đi mãi sẽ trở lại điểm xuất phát ban đầu, có mỗi điểm khác là bản thân biết nhiều hơn so với lúc khởi hành.
Khi Việt Nam bước vào quá trình hội nhập thế giới, toàn cầu hoá và khu vực hoá, chúng ta được làm quen (hoặc bắt buộc phải làm quen) với những nét đặc trưng văn hoá Phương Tây cùng với lối sống, tác phong làm việc công nghiệp hiện đại của họ. Bên cạnh văn chương, phim ảnh, nghệ thuật… chúng ta cũng biết đến những niềm tin, những thói quen vừa chi phối công việc vừa chi phối đời sống cá nhân của họ. Những thứ như là 12 cung tuổi của chiêm tinh Tây phương (Bảo Bình, Nhân Mã, Song Ngư,…) tương ứng với 12 vùng, 12 chòm sao Hoàng Đạo trên bầu trời, vừa mới là nhưng cũng thật thân thuộc. Chúng ta cũng có 12 con giáp, rồi hệ lịch Can Chi, âm lịch tính theo chu kỳ Mặt Trăng… cũng liên quan và tương ứng với các chòm sao trên trời.
Giờ đây, khi quay về Chiêm tinh học phương Tây, với những nét phức tạp của Can Chi, ta đã có một cái nhìn mới, một nhãn quan mới để có thể học hỏi và nhìn nhận lại chúng một cách thẳng thắn, tự tin và khách quan hơn.
Mục lục:
Lời nói đầu
Phần I: Những kiến thức cơ bản về lịch pháp cổ đại phương Đông và thuật chiêm tinh
Tính chất các sao
Thuyết âm dương ngũ hành
Hệ số can chi và Lục thập Hoa giáp:
Kiến trừ thập nhị khác (hay 12 trục) kết hợp lịch tiết khí
Hoàng đạo, hắc đạo
Nhị thập bát tú
Phần II: Giới thiệu nội dung lịch vạn niên triều Nguyễn
Tuỳ người tuỳ việc để xem lịch chọn ngày chọn giờ
Bảng kê các sao tốt (cát tinh nhật thần): phân bố theo ngày can, ngày chi từng tháng âm lịch
Bản kê các sao xấu (Hung sát nhật thần) phân bố theo ngày can ngày chi từng tháng âm lịch
Các sao tốt xấu vận hành theo lục thập hoa giáp cả năm
Bảng kê các sao xấu phân bố theo ngày âm lịch và ngày tiết tứng tháng
Niên thần sát
Ngày con nước và giờ nước lên xuống
Giờ thiên cẩu hạ thực
Bảng phân loại tính chất tốt xấu các sao
Bảng phân loại các sao tốt - xấu theo tháng
Phần III: Vận dụng phép chiêm tinh
Sơ đồ kết hợp
Mời bạn đón đọc.
Hãy Đăng ký